CÁC LOẠI THUẾ PHÍ DOANH NGHIỆP CẦN NỘP KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG (Phần 1)

Những năm gần đây, nền kinh tế đất nước đang dần hội nhập với thế giới, mở đầu cho kỷ nguyên Start-up – kỷ nguyên của những sự khởi đầu. Hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động.
Do đó, giúp các doanh nghiệp mới biết được các loại thuế phí trong quá trình doanh nghiệp khởi đầu và đi vào hoạt động cũng là giúp doanh nghiệp cân đối các khoản chi phí tài chính trong những bỡ ngỡ ban đầu.
Cilaw xin chia các loại phí làm 3 phần, đó là: phần thành lập doanh nghiệp, phần hoạt động, và phần thủ tục giải thể, phá sản.
Đầu tiên, là phần thành lập doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần đóng các loại phí sau:
Loại phí, lệ phí | Mức nộp | Căn cứ |
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
(trong trường hợp cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) |
100.000 đồng/lần | Thông tư số 130/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính |
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp | 300.000 đồng/lần | Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính |
Sau khi hoàn tất giai đoạn đầu tiên “thành lập doanh nghiệp“, các doanh nghiệp đi vào giai đoạn hoạt động cần đóng các loại phí sau:
- Thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu, được tính căn cứ trên số vốn đăng ký kinh doanh.
Mức nộp thuế môn bài hiện nay như sau:
Bậc | Số vốn đăng ký kinh doanh | Mức thuế môn bài phải nộp |
1 | Trên 10 tỷ | 3.000.000 đồng |
2 | Dưới 10 tỷ | 2.000.000 đồng |
3 | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng |
Lưu ý:
Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
– Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN |
Lĩnh vực hoạt động | Thuế suất thuế TNDN |
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam | Từ 32 – 50 % |
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) | 50% |
Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN | 40% |
Các lĩnh vực còn lại | 20%
(áp dụng cho cả trường hợp doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ và dưới 20 tỷ) |
Căn cứ pháp lý Thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu mà có các mức thuế suất khác nhau.
Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x thuế suất thuế GTGT) – số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. |
Theo phương pháp tính thuế này, có 03 mức thuế suất thuế GTGT:
– Mức thuế 0%.
– Mức thuế 5%.
– Mức thuế 10%.
Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất khác nhau, xem chi tiết tại Luật thuế giá trị gia tăng
Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ % để tính thuế. |
Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ % này như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Trên đây là những loại thuế, phí bắt buộc phải nộp, kỳ sau cilaw sẽ tiếp tục về các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp tùy ngành nghề kinh doanh.
Phần 2 các loại thuế, phí đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần 3: các loại phí, chi phí khi mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
>> Xem thêm THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
>> Xem thêm THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (CÔNG TY TNHH)
>> Xem thêm THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN